Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân + Triệu chứng + Điều trị

0
1287

Hầu như chị em nào cũng sẽ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều ít nhất một lần trong đời. Vậy nguyên nhân kinh nguyệt không đều là gì? Kinh nguyệt không đều có làm sao không? 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?…. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Như thế nào được gọi là kinh nguyệt không đều?

Rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra khi chị em bước vào tuổi dậy thì.  Thường bắt đầu từ năm 13-16 tuổi và hoạt động đến tuổi 45-46 thì kết thúc.

  • Ở người khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra theo một chu kỳ nhất định. Cụ thể như sau:
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày là bình thường. Được tính từ ngày đầu tiên hành kinh (tức ngày đầu tiên ra máu âm đạo) của chu kỳ này cho đến ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ kế tiếp.
  • Số ngày hành kinh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Với lượng máu kinh trung bình từ 50 – 80ml

Hiện tượng kinh nguyệt không theo một chu kỳ nhất định như trên thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa, thì chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Lượng máu kinh và màu sắc kinh nguyệt thay đổi thất thường. Điều này phản ảnh sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Xem thêm: Tiền mãn kinh có thai được không? Giải pháp cho chị em khi mang thai.

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

Có nhiều nguyên nhân kinh nguyệt không đều, được chia thành nguyên nhân ngoại cảnh và nguyên nhân bệnh lý.

Phần  bài viết dưới đây là những nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều do những tác động ngoại cảnh. Cụ thể như:

Stress dẫn tới kinh nguyệt không đều

Lo lắng, căng thẳng sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone costisol. Làm gián đoạn quá trình sản xuất nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Mất cân bằng nội tiết tố nữ – nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh bởi hoạt động của hệ nội tiết, bao gồm estrogen và progesterone. Khi hệ nội tiết mất cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ bị rối loạn ngay.

Mang thai

Khi nữ giới mang thai thì lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Do đó, thai phụ sẽ bị mất kinh trong suốt giai đoạn mang thai.

Kinh nguyệt không đều thường gặp ở tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt rất hay gặp ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do 2-3 năm đầu khi mới có kinh, hoạt động nội tiết của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng chưa trưởng thành. Nên dễ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Kinh nguyệt không đều do cho con bú

Chất hormone prolactin chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ sẽ ngăn trở sự rụng trứng. Nên bà mẹ cho con bú thường bị chậm kinh trong 6 tháng sau sinh. Thậm chí, nhiều chị em còn chậm kinh lâu hơn. Một số trường hợp, kinh nguyệt sẽ chỉ xuất hiện sau khi ngừng cho con bú.

Tiền mãn kinh – Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng buồng trứng của nữ giới bắt đầu suy giảm. Estrogen và progestrone sản xuất ít hơn, gây ra rối loạn kinh nguyệt. Cuối cùng là không còn hành kinh nữa.

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone estrogen và gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nhiều sức khỏe mà còn gây ức chế thần kinh, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kinh dài ngày.

Kinh nguyệt không đều do thừa cân hoặc sút cân

Sự thay đổi cân nặng của phụ nữ cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến hành kinh.

Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu. Thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc động kinh, thuốc aspirin và ibuprofen. Liệu pháp thay thế hormon… là những thuốc gây gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Gây ra tình trạng  những rắc rối về kinh nguyệt như: chậm kinh, đau bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt…

Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá sức, làm việc nặng,… là những hoạt động thông thường của cơ thể. Nhưng lại có thể ảnh hưởng đến vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều là triệu chứng của bệnh gì?

Các triệu chứng kinh nguyệt là dấu hiệu điển hình phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới đang gặp vấn đề. Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa của tập đoàn y tế Healthvn247 cho biết. Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa và bệnh mãn tính. Cụ thể như:

Kinh nguyệt không đều dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng

Bệnh đa nang buồng trứng là hiện tượng gia tăng bất thường của các hormon Androgen. Làm gián đoạn quá trình phát triển của các nang noãn, khiến buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (đa nang). Nhưng không thể trưởng thành nên không có hiện tượng rụng trứng, chị em bị mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn khi có kinh.

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung làm xáo trộn chức năng của cổ tử cung, làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt và khó có thai.

Ung thư cổ tử cung gây kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu âm đạo bất thường giữa các ngày hành kinh là những dấu hiệu ung thư cổ tử cung điển hình.

Đây là bệnh nan y đặc biệt nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tuyến giáp khiến kinh nguyệt không đều

Suy giáp khiến chu kỳ kinh nguyệt dài hơn. Máu kinh ra nhiều và đau bụng dữ dội. Trong khi đó cường giáp sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, máu kinh ra ít hơn.

U xơ tử cung

Sự xuất hiện của các khối u ở trong thành cơ tử cung có thể khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều và kéo dài, kèm theo hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng dưới và vùng khung xương chậu dai dẳng…

Lạc nội mạc tử cung

Là hiện tượng các tế bào nội mạc tử cung bong tróc, không ra ngoài theo máu kinh mà đi lạc vào các bộ phận khác thuộc cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, phúc mạc, bàng quang, niệu quản, ruột và trực tràng… chị em bị rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như máu kinh ra nhiều bất thường, đau bụng kinh dữ dội.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều

Bác sĩ Thanh Dung cho biết, thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày, tính từ ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ này cho đến ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Lượng máu kinh trung bình từ 50 – 80ml, số ngày hành kinh thường kéo dài từ 3-7 ngày.

Nếu lượng máu kinh nhiều, ít hoặc mất kinh,… thì có thể được gọi là rối loạn kinh. Bên cạnh đó, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt được phân loại dựa vào lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít. Thời gian ra máu dài hay ngắn, ngày ra máu có đúng chu kỳ hay không?

  • Chậm kinh: Là hiện tượng hành kinh đến muộn hơn so với bình thường, thời gian chậm kinh thường quá 7 ngày.
  • Kinh sớm: Là hiện tượng hành kinh đến sớm hơn so với dự định. Nếu đến sớm khoảng vài ngày thì vẫn được coi là bình thường nhưng nếu đến sớm trên 7 ngày thì được gọi là kinh nguyệt không đều.
  • Kinh thưa: Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, vượt quá 35 ngày. Khoảng cách giữa hai lần hành kinh có thể lên đến 2 tháng, 3 tháng hoặc thậm chí 5 tháng.
  • Rong kinh: Thời gian ra máu kinh kéo dài, vượt quá 10 ngày và máu kinh ra nhiều vượt quá 80ml.
  • Cường kinh: Máu kinh ra nhiều, ồ ạt và kéo dài liên tục nhiều ngày, lượng máu kinh vượt quá 80ml khiến chị em phải thay băng vệ sinh liên tục.
  • Thiểu kinh: Là tình trạng lượng máu ít bất thường, chỉ ra nhỏ giọt, thời gian ra máu dưới 2 ngày.
  • Vô kinh: Kinh nguyệt bị biến mất trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm. Với chị em trên 35 tuổi mà không có kinh trong vòng 3 tháng thì đã được coi là vô kinh.

Kinh nguyệt không đều có sao không?

Kinh nguyệt không đều là tình trạng rất thường gặp. Do đó, nhiều chị em chủ quan không thăm khám. Vì nghĩ rằng, kinh nguyệt sẽ tự điều chỉnh. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể là do tác động ngoại cảnh hoặc nguyên nhân do bệnh lý gây ra. Như: u xơ tử cung, viêm tử cung, ung thư cổ tử cung,… Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, cũng như sức khỏe sinh sản.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe, tốt hơn hết chị em cần chủ động thăm khám nếu thấy hiện tượng kinh nguyệt không đều. Tại cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Từ đó, tư vấn phác đồ điều hòa kinh nguyệt phù hợp.

Kinh nguyệt không đều điều trị như thế nào?

Để chữa kinh nguyệt không đều hiệu quả, phải tìm ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì? Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ chữa kinh nguyệt không đều phù hợp.

Dưới đây là một số cách chữa kinh nguyệt không đều, được nhiều người áp dụng:

Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Nhiều chị em khi gặp vấn đề rắc rối về kinh nguyệt ngại đi khám. Thay vào đó, tự áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà. Dưới đây là một số cách chữa kinh nguyệt không đều. Chị em có thể tham khảo:

  • Điều hòa kinh nguyệt – Bằng rau diếp cá: Lấy rau diếp cá và lá ngải cứu theo lượng bằng nhau. Rửa sạch và giã lấy nước uống. Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ hạn chế tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Chữa đau bụng kinh bằng gừng tươi: Thái mỏng hoặc giã nát gừng, sau đó đắp lên vùng bụng dưới. Là cách chữa đau bụng kinh vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, trong những ngày “đèn đỏ” bạn có thể tích cực chế biến các món ăn từ gừng tươi.
  • Chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu: Một tuần trước ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày. Chị em có thể dùng 6 – 12g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi. Uống thay trà hàng ngày có thể giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt.
  • Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cây ích mẫu: Ích mẫu thảo 30g (nên gói trong vải xô), đậu đen 30g và đường đỏ 30g. Nấu cho đến khi đậu đen chín nhừ, lấy ra vớt bỏ bã thuốc, thêm vào 30ml rượu khuấy đều để uống. Dùng cho các trường hợp bị bế kinh, mất kinh.
  • Luyện tập Yoga: Tập Yoga là phương pháp hiệu quả cho những chị em đang gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, đây là phương pháp giúp chị em giảm đau bụng kinh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Chế độ dinh dưỡng hằng ngày góp phần vào điều hòa kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Do đó chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, D….Các loại rau xanh để bổ sung enzym cần thietess cho cơ thể.

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì? Các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì? Là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Phần lớn chị em bị rối loạn kinh nguyệt đều mắc phải một sai lầm nghiêm trọng. Đó là tự ý mua thuốc điều trị khi chưa đi khám, để xác định nguyên nhan gây bệnh.

Thậm chí, còn truyền tai nhau những loại thuốc điều hòa kinh nguyệt. Mà không biết rằng loại thuốc đó có thể phù hợp với người này. Nhưng chưa chắc đã phù hợp với người kia.

Bác sĩ Thanh Dung cho biết, kinh nguyệt không đều do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng chủ yếu vẫn là do tâm sinh lý và bệnh lý. Mỗi nguyên nhân lại có cách điều trị khác nhau, không phải cứ kinh nguyệt không đều là uống thuốc.

Vì vậy, muốn biết kinh nguyệt không đều uống thuốc gì? Tốt hơn hết bạn nên chủ động đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.

Phương pháp chữa kinh nguyệt không đều tốt nhất

Hiện tại, phương pháp chữa kinh nguyệt không đều tốt nhất là sử dụng Đông – Tây y kết hợp. Phương pháp này đã được áp dụng thành công ở nhiều cơ sở y tế hàng đầu trên cả nước. Giúp hàng ngày chị em ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Trước hết bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và dùng các thiết bị hiện đại để soi âm đạo. Thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra ổ bụng, buồng trứng,.. và một số bộ phận khác xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.

Sau đó, đưa ra kết luận, rồi tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Trên đây là những thông tin tổng quan về kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân và thuốc điều trị kinh nguyệt không đều. Nếu còn điều gì thắc mắc, vui lòng để lại câu hỏi ở đây để được các chuyên gia y tế healthvn247 trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc giúp bạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây