Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? [Kinh nghiệm thăm khám]

0
587

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Tác hại của rối loạn kinh nguyệt … là vấn đề gây đau đầu của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Vấn đề kinh nguyệt tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá đa dạng và dễ gây hoang mang lo lắng cho từng người.

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Cách nhận biết rối loạn kinh nguyệt

Các chuyên gia y tế cho biết, kinh nguyệt là sự phản ánh về vấn đề sức khỏe sinh sản của chị em. Chính vì vậy, rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? câu trả lời là CÓ.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21-35 ngày. Trong đó, 3-5 ngày có kinh. Mỗi ngày “đèn đỏ” lượng máu kinh mất đi từ 50-150ml.

Nhiều số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 70% chị em gặp phải vấn đề rối loạn kinh nguyệt ít nhất là 1 lần trong đời. Tình trạng này thường xảy ra ở những chị em trong tuổi dậy thì hoặc chị em phụ nữ sau sinh hoặc đến thời kỳ mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, bao gồm nhiều hiện tượng như: đau bụng kinh (thống kinh), chậm kinh; kinh nhiều, kinh dày (đa kinh), kinh đến sớm, rong kinh; kinh ít, mất kinh (thiểu kinh, vô kinh).

Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt phổ biến, phải kể đến như:

  • Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt: Xảy ra trước 1-2 tuần của kỳ kinh. Chị em phải trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc như: đầy hơi, đau lưng, đau bụng, nổi mụn, đau ngực, dễ cáu gắt, căng thẳng, mất ngủ,…
  • Rong kinh: Tình trạng này làm bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kì kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày;
  • Rong huyết: ra huyết trên 7 ngày, nhưng không phải là kinh nguyệt.
  • Cường kinh: máu kinh ra quá nhiều hơn bình thường.
  • Thiếu kinh: lượng máu kinh ra rất ít so với bình thường.
  • Vô kinh: không xuất hiện kinh nguyệt mặc dù đã đến chu kỳ kinh. Vô kinh nguyệt phát là bạn không có chu kỳ kinh đầu tiên khi ở tuổi 16. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kỳ kinh vốn có bị gián đoán từ sáu tháng trở lên.

Xem thêm: [Hội chứng tiền kinh nguyệt] Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

Trên thực tế, có không ít chị em chủ quan với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, đây chỉ là những rối loạn nhất thời. Chu kỳ kinh sẽ tự điều chỉnh lại khi cơ thể của chị em khỏe hơn. ĐIều này khiến nhiều chị em chủ quan trong việc thăm khám và điều trị căn bệnh này.

Vậy rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Giải đáp cho câu hỏi này, bác sĩ Thanh Dung cho biết, kinh nguyệt giống như một “tấm gương” phản ánh sức khỏe sinh sản của chị em. Do đó, vấn đề kinh nguyệt bị trục trặc, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe phụ khoa, khả năng sinh sản của chị em.

Các chuyên gia y tế cho biết, tác hại của rối loạn kinh nguyệt đến mỗi chị em là khác nhau. Tùy theo tính chất nghiêm trọng của căn nguyên gây rối loạn kinh nguyệt. Mà mức độ nguy hiểm của rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra đó là:

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Gây ra tình trạng thiếu máu

Bình thường, trong một chu kỳ kinh, lượng máu mất đi của cơ thể nữ giới vào khoảng 30 – 80ml. Tuy nhiên, nếu chị em bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh. Lượng máu mất đi tăng lên nên cơ thể dễ bị chóng mặt, choáng, nặng hơn có thể ngất.

Thiếu máu ở mức độ nhẹ chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày những khi thiếu máu nặng sẽ gây nguy hại cho tim và hệ thần kinh.

Tác hại của rối loạn kinh nguyệt khiến nhan sắc suy giảm

Chu kỳ kinh nguyệt có tác động lớn đối với làn da của người phụ nữ. Bởi Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Trên thực tế, có thể thấy, những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định thường xuất hiện nhiều mụn trứng cá hơn.

Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng. Điều này sẽ khiến cho sắc đẹp tự nhiên của chị em bị suy giảm kéo theo nó là các hệ lụy như: thiếu tự tin, ngại giao tiếp, tâm lý bị ảnh hưởng,…

Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.

Cuộc sống vợ chồng thiếu hạnh phúc

Rối loạn kinh nguyệt khiến số ngày hành kinh của nữ giới tăng lên. Ngày “dâu” đột ngột ghé thăm không báo trước. Làm ảnh hưởng đến đời sống chăn gối vợ chồng. Tình trạng này lặp đi lặp lại, sẽ gây khó chịu cho phái mạnh. Với những nam giới khó tính, không thông cảm, dễ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Như đã nói ở trên, kinh nguyệt là thước đo về sức khỏe sinh sản của phái yếu. Do đó, kinh nguyệt gặp vấn đề dễ gây tác động đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ căn nguyên là bệnh viêm nhiễm phụ khoa, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung,… nếu không được điều trị nhanh chóng và hiệu quả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai của nữ giới.

 Nguy cơ vô sinh nữ

Rối loạn kinh nguyệt có nguy cơ vô sinh nữ

Mọi bất thường về kinh nguyệt xảy ra trong thời gian dài mà không được làm rõ nguyên nhân để có biện pháp can thiệp tích cực. Sẽ khiến quá trình thụ thai trở nên khó khăn.

Đặc biệt, những phụ nữ mất kinh trong thời gian dài, trứng không rụng nên hiện tượng đậu thai sẽ khó xảy ra và nguy cơ vô sinh là vô cùng cao.

Tác hại của rối loạn kinh nguyệt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa

Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…

Tăng nguy cơ vô sinh

Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung.

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt

Trước những nguy hại mà tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ra, chị em khi phát hiện thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình có vấn đề. Cần chủ động theo dõi, và thăm khám càng sớm càng tốt.

Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, tùy thuộc vào từng mức độ bệnh, cũng như nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị rối loạn kinh nguyệt phù hợp và hiệu quả.

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt do cơ năng

Đối với những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do cơ năng. Chị em có thể khắc phục bằng những cách sau:

  • Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp

Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngủ đủ giấc, tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên, chỉ đơn giản bằng một vài động tác nhỏ từ 15-30 phút mỗi buổi sáng. Cũng có thể đẩy lùi chứng rối loạn kinh nguyệt.

  • Giữ tâm lý thật thoải mái

Nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên tươi mới hơn. Nếu công việc căng thẳng, bạn nên thư giãn bằng cách nghe bản nhạc, hoặc xem một bộ phim nào đó.

  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là loại thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, chị em không nên lạm dụng sử dụng loại thuốc này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn. Ngoài ra, còn rất nhiều phương pháp tránh thai khác nhau cho bạn lựa chọn.

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác

Rượu bia, thuốc lá không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da, sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy hạn chế đến mức thấp nhất có thể để có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

  • Điều trị bệnh lý khác nếu có: Tuyến giáp, tiểu đường,…

Trong trường hợp, rối loạn kinh nguyệt là do các bệnh lý về tuyến giáp, bệnh tiểu đường gây ra. Để khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em cần điều trị khỏi các bệnh lý kể trên.

Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Điều trị kinh nguyệt rối loạn bằng thuốc

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều hòa kinh nguyệt phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc tây y phổ biến được áp dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt:

Thuốc tránh thai hàng ngày: nhằm cân bằng nội tiết tố để kinh nguyệt dần ổn định trở lại. Thuốc chỉ sử dụng cho các trường hợp rối loạn kinh nguyệt có căn nguyên do nội tiết tố mà thôi.

Thuốc PM H-Regulator: là thuốc có chứa chasteberry giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định. Ngoài ra, thuốc cũng chứa thành phần giúp đẩy lùi triệu chứng kinh không đều, vô kinh, đau bụng kinh,…

Thuốc Primolut-Nor: có tác dụng điều kinh, rất phù hợp với các trường hợp bị hội chứng tiền kinh nguyệt, vô kinh nguyên hoặc thứ phát. Thuốc chống chỉ định với người bị tắc mạch do huyết khối, u gan, rối loạn chức năng gan, phụ nữ có thai,…

Lưu ý: Chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị ở nhà. Chỉ sử dụng thuốc khi đã đi khám và được bác sĩ kê đơn điều trị.

Xem thêm: Thuốc uống ra kinh nguyệt : Top 7 loại thuốc tốt nhất hiện nay

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà bằng thuốc đông y

Thuốc đông y điều trị rối loạn kinh nguyệt

Nhiều chị em lựa chọn thuốc Đông y để chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà. Bởi thuốc được làm từ dược liệu tự nhiên tương đối an toàn.

Các vị thuốc đông y từ thảo dược tự nhiên có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt, giải độc,… cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt.

Dưới đây là một số bài thuốc đông y điển hình:

  • Bài thuốc số 1: dành cho rối loạn kinh nguyệt thể nhiệt huyết

Rối loạn kinh nguyệt thể nhiệt gây ra các triệu chứng như: chu kỳ kinh ngắn, máu kinh ra quá nhiều so với bình thường. Máu có màu đỏ tươi hoặc vón thành từng cục.

  • Dược liệu gồm có: 12g mỗi vị: bạch môn đông, xích thược, sinh địa, hoàng cầm; 10g thạch hộc; 2g mỗi vị: đan bì, bạch linh.
  • Sắc thuốc: các dược liệu này là của 1 thang thuốc, đem cho vào nồi sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống trước kỳ kinh 1 tuần.
  • Bài thuốc số 2: dành cho rối loạn kinh nguyệt thể hư hàn

Hư hàn tức là tình trạng cơ thể bị khí hàn xâm lấn quá mức. Khiến dịch huyết bị ứ đọng và không thể lưu thông. Gây ra tình trạng đau bụng, chân tay lạnh, máu kinh đặc và có màu thâm đen.

  • Dược liệu gồm có: 10g mỗi vị: xuyên khung, hà thủ ô; 12g mỗi vị: đằng sâm, ngải cứu, thục địa; 8g xương hồ.
  • Sắc thuốc: tất cả các vị thuốc trên là 1 thang, đem cho vào nồi sắc chung, mỗi ngày uống 1 thang như vậy và duy trì liên tục 10 ngày liền trước khi kỳ kinh đến.
  • Bài thuốc số 3: dành cho rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Sau khi sinh phụ nữ dễ bị ứ huyết. Do máu kinh không thể đẩy ra ngoài nên kinh nguyệt bị rối loạn, khi máu được đẩy ra ngoài sẽ có màu thâm đen và vón thành cục.

  • Dược liệu gồm: 16g mỗi vị: ích mẫu, kê huyết đằng; 12g sinh địa; 8g mỗi vị: uất kim, đào nhân, xuyên khung.
  • Sắc thuốc: tất cả vị thuốc này là 1 thang, đem sắc chung, uống 1 thang mỗi ngày, thực hiện ngày trước khi có kinh.
  • Bài thuốc số 4: dành cho rối loạn kinh nguyệt khí huyết hư hao

Khi khí huyết bị hư hao kinh nguyệt sẽ đến sớm, máu kinh nhạt màu và vừa loãng vừa ít. Cơ thể mệt mỏi, đầu óc lơ mơ.

  • Dược liệu gồm có: 20g mỗi vị: hoàng kỳ, đẳng sâm; 12g mỗi vị: thăng ma, sài hồ, bạch truật, đương quy; 8g trần bì; 4g chích thảo.
  • ắc thuốc: các vị thuốc này tạo thành 1 thang thuốc, đem sắc cùng nhau, uống mỗi ngày một thang, thực hiện trước khi có kinh khoảng 5 – 10 ngày.

Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, chị em đã có lời giải cho câu hỏi: rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Cũng như những tác hại mà căn bệnh này gây ra. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc muốn liên hệ đặt lịch khám, vui lòng liên hệ đến số hotline 035.842.7245. Để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây