[Những thông tin cần thiết] Về xét nghiệm máu khi mang thai

0
632

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy, xét nghiệm máu khi có thai có an toàn không? Xét nghiệm máu khi có thai biết trai hay gái,…. Là những thông tin được nhiều chị em quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về xét nghiệm máu khi mang thai.

Xét nghiệm máu khi mang thai

Bên cạnh việc theo dõi, siêu âm và đánh giá tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Thì xét nghiệm máu khi mang thai cũng vô cùng quan trọng. Giúp dự đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất lợi cho mẹ và thai nhi trong toàn bộ thời gian mang thai và sinh nở, chẳng hạn như những bệnh lý viêm gan B, thiếu máu thiếu sắt, giang mai, hay nghiêm trọng hơn đó là HIV/AIDS.

Thông qua xét nghiệm máu khi mang thai, bác sĩ sẽ có những chỉ định tiếp theo. Nhằm củng cố chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý phù hợp, có lợi cho mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm máu khi mang bầu gồm những gì?

Trước khi em bé chào đời, người mẹ luôn cần một quá trình theo dõi lâu dài. Để quá sinh này trải qua trôi chảy, cần một quá trình dài, trong đó đi khám bác sĩ phụ sản là điều hết sức cần thiết. Thông qua việc siêu âm, các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai, bác sĩ có thể theo dõi quá trình mang thai một cách khách quan. Từ đó, đánh giá được sự phát triển của thai nhi, đồng thời tầm soát được những nguy cơ mắc phải những bất thường trong giai đoạn mang thai.

Các xét nghiệm máu bác sĩ có thể chỉ định cho các mẹ bầu trong thai kỳ của mình như:

  • Xét nghiệm Beta HCG.
  • Công thức máu toàn phần.
  • Xét nghiệm nhóm máu.
  • Xét nghiệm yếu tố RF.
  • Các xét nghiệm tầm soát dị tật Double test, Triple test.

Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng trong thai kỳ như:

  • Rubella.
  • Viêm gan B, viêm gan C.
  • Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs).
  • HIV.

Xem thêm: 9+ Điều mẹ bầu cần biết về dấu hiệu tiền sản giật (ít người biết)

Xét nghiệm máu khi có thai để làm gì?

Xét nghiệm máu phát hiện 1 số bệnh:

  • Phát hiện hội chứng Down: Vào tuần thai 11-13, ngoài việc siêu âm khoảng sáng sau gáy bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để phát hiện sớm hội chứng Down ở thai nhi.
  • Chẩn đoán viêm gan B: Xét nghiệm máu có thể dễ dàng phát hiện viêm gan B ở mẹ bầu giúp giảm thiểu nguy cơ mẹ truyền bệnh cho con.
  • Phát hiện bệnh giang mai: Xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ có thể lây nhiễm sang thai nhi gây ra sinh non hoặc thai chết lưu hoặc trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Tìm kháng thể HIV: Phụ nữ khi mang thai cần được xét nghiệm máu để phát hiện vi-rút HIV. Nếu nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp bảo vệ hoặc can thiệp nhằm duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.

Xét nghiệm máu khi mang bầu ở tuần thứ mấy?

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy?  là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm, thắc mắc, nhất là những mẹ bầu mang thai lần đầu.

Giải đáp cho câu hỏi này, các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay, không có quy định bắt buộc nào về thời gian mẹ bầu phải xét nghiệm máu. Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, thai phụ và em bé phải đứng trước những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên theo mốc thời gian. Đặc biệt, khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là cực kỳ có ảnh hưởng. Để từ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm hơn các tình trạng bệnh lý như: thiếu máu, dị tật bào thai, nhiễm trùng thai kỳ…Như vậy, người mẹ và thai nhi có thể nhận được các hướng xử trí phù hợp nhất cho mình.

Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cần xét nghiệm máu vào thời gian thích hợp.

Bên cạnh đó, khi thai được 28 tuần trở đi, một số bệnh viện cũng yêu cầu thai phụ muốn đăng ký sinh phải xét nghiệm máu. Việc này được tiến hành để đảm bảo cho ca sinh diễn ra an toàn và thuận lợi. Một số yếu tố cần xác định từ xét nghiệm máu như: nhóm máu, sự đông máu, bệnh về máu, mẹ có đang mắc bệnh truyền nhiễm nào không…Đây là quy định bắt buộc của một số bệnh viện vì vậy mẹ bầu chắc chắn sẽ phải thực hiện.

Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp xác định được nhóm máu của mẹ bầu để để phòng trường hợp cần phải truyền máu khẩn cấp thì sẽ có máu chuẩn bị sẵn hoặc tìm được người có nhóm máu phù hợp.

Bên cạnh đó xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp kiểm tra đường huyết để đánh giá tiểu đường thai kỳ và mẹ bầu có bị thừa cân hay béo phì hay không. Với những mẹ có người thân bị tiểu đường, béo phì thì lại càng cần thiết phải xét nghiệm máu khi mang thai hơn.

Các chỉ số xét nghiệm máu khi có bầu

Các chỉ số xét nghiệm máu cho bà bầu cần thực hiện bao gồm:

  • Xác định nhóm máu:

Xét nghiệm này nhằm xác định nhóm máu của người mẹ là máu gì, để kịp thời truyền máu trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi sinh nở vì rất dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu, mất máu, băng huyết sau sinh…

  • Xét nghiệm yếu tố Rh:

Xét nghiệm nhằm kiểm tra người mẹ âm tính hay dương tính với yếu tố Rh-. Nếu người mẹ cho kết quả âm tính với Rh-, bố đứa bé dương tính với Rh- thì khả năng thai nhi sẽ dương tính với Rh-. Hậu quả là cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu sinh ra những kháng thể làm phá hủy tế bào hồng cầu ở bào thai gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng.

  • Xét nghiệm huyết đồ:

Đây là loại xét nghiệm máu khi mang thai dùng để xét nghiệm hàm lượng sắt có trong cơ thể mẹ, để xem có thiếu máu hay không. Từ đó sẽ có chỉ định bổ sung thêm chất sắt. Xét nghiệm huyết đồ còn giúp phát hiện ra tình trạng hồng cầu bất thường gây ra những bệnh lý huyết học như bệnh tế bào hình liềm, Thalassemia… ở cả mẹ bầu và bào thai.

  • Xét nghiệm virus viêm gan B:

Nhằm xác định thai phụ có bị nhiễm phải virus viêm gan B hay không để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho đứa trẻ trong bụng mẹ bằng cách tiêm phòng vắc – xin phòng viêm gan B ngay khi bé được sinh ra.

  • Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai:

Đây là loại xoắn khuẩn có thể nhiễm vào bào thai trong tháng thứ 5 của thai kỳ, hậu quả nghiêm trọng có thể làm dừng lại sự phát triển của bào thai, sinh non và chấm dứt thai kỳ. Ngoài ra, còn một số loại virus khác cũng cần được xét nghiệm để tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đó là xét nghiệm virus Rubella, Cytomegalo…

  • Xét nghiệm virus HIV

Đây là một trong những xét nghiệm máu cần làm nhất đối với phụ nữ, ngay từ lúc trước khi quyết định mang bầu. Nếu mang thai nhiễm HIV thì nên gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn tìm hướng xử lý thích hợp.

Xem thêm: [Tiết lộ chuyên gia] 22+ Dấu hiệu mang thai mà chị em nên biết

Những lưu ý khi xét nghiệm máu khi mang bầu

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu khi mang thai: Các mẹ bầu cần lưu ý, tốt nhất là nên thực hiện lấy máu vào buổi sáng và mẹ bầu nên nhịn ăn sáng để cho ra kết quả chính xác. Mẹ có thể mang theo đồ ăn nhẹ để bổ sung sau khi lấy mẫu máu xong.

Quá trình lấy máu: Nhìn chung, quy trình lấy máu xét nghiệm khá nhanh, đơn giản và được đảm bảo theo quy định của ngành y tế. Mẹ sẽ có cảm giác hơi đau nhói hoặc thâm tím ở chỗ lấy máu một chút nhưng không có gì đáng lo ngại.

Xét nghiệm máu khi mang thai để biết trai hay gái

Bên cạnh việc phát hiện ra những bất thường về sức khỏe của thai nhi, xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp xác định được giới tính thai nhi, chính xác đến 95%.

Các bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm máu và nước tiểu của mẹ bầu. Sau đó phân tích ADN bào thai để nhận biết được giới tính của thai nhi. Kết quả xét nghiệm nếu thấy máu mẹ chứa nhiễm sắc thể Y thì đó là bé trai, còn nếu không tìm thấy nhiễm sắc thể Y thì mẹ mang thai bé gái.

Từ tuần thứ 7, bạn đã có thể xét nghiệm và xác minh được tới 95% giới tính của bé yêu trong bụng mẹ. Cho đến 20 tuần tuổi thì kết quả xét nghiệm đúng đến 99%.

Giá các xét nghiệm máu khi có thai

Xét nghiệm máu khi mang thai là chỉ định cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu phải hết sức chú ý sức khỏe, thực hiện xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ.

Chi phí xét nghiệm máu thường không quá cao, và được công khai niêm yết rõ ràng tại các phòng khám, bệnh viện uy tín. Dưới đây là chi phí cho một số xét nghiệm máu khi mang thai.

  • Xét nghiệm Double Test: 500.000đ
  • Chi phí xét nghiệm Triple Test chỉ khoảng gần 500.000đ
  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT: khoảng từ 6 triệu đồng trở lên

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh về vấn đề xét nghiệm máu khi mang thai. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp chị em hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu. Từ đó, đảm bảo tuân thủ những chỉ định xét nghiệm của bác sĩ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây