Lịch khám thai định kỳ đầy đủ và chuẩn xác cho mẹ bầu mới nhất 2019

0
533

Mang thai là điều hạnh phúc nhất của tất cả các cặp vợ chồng. Do đó lịch khám thai định kỳ cũng hết sức được quan tâm. Để có một thai kỳ khỏe mạnh lại càng hạnh phục và trên cả tuyệt vời. Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chính là việc mà các mẹ bầu đặc biệt chú ý và tuân thủ. Chính việc khám thai thường xuyên không chỉ giúp mẹ bầu được chăm sóc sức khỏe đúng cách mà còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi.

Khi mang bầu chắc chắn người mẹ nào cũng mong muốn đứa con của mình sinh ra sẽ luôn khỏe mạnh. Cũng như trong suốt thời gian thai nghén sẽ diễn ra suôn sẻ. Để theo dõi hành trình phát triển của bé trong suốt thời gian mang thai. Mẹ nào cũng phải nhớ khám thai và siêu âm thai đúng theo lịch khám thai định kỳ mà bác sĩ đã chỉ định.

Xem thêm: 

Khám thai định kỳ là gì ?

Khám thai đinh kỳ là cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của thai phụ. Đồng thời, khám thai giúp phát hiện những bất thường của thai nhi. Để có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế các biến chứng thai nhi và tránh để lại di chứng cho thai phụ.

Tại sao nên khám thai định kỳ?

Khám thai định kỳ vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai bởi những ý nghĩa sau:

  • Giúp thai phụ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai
  • Được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
  • Vì tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định
  • Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, và cân nặng của trẻ đúng tiêu chuẩn nhiều hơn khi được sinh ra

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Trong thời gian mang thai, bạn nên được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất thông qua việc khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Thông qua việc khám thai thường xuyên, bác sĩ sản khoa biết được tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, từ đó giúp hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ.

Bạn sẽ nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi thông qua các buổi thăm khám định kỳ. Ngoài ra, bạn còn được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Bạn nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ bởi một vài xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian nhất định.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong của thai nhi xuống gấp 5 lần so với những mẹ bầu không khám thai. Ngoài ra, tỷ lệ những đứa trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu không khám thai có trọng lượng nhẹ hơn so với các mẹ bầu thường xuyên khám thai.

Sau lần khám đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ cho bạn lịch khám thai cụ thể của lần kế tiếp. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu đi khám mỗi tháng một lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Bước qua tam cá nguyệt cuối, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, trong suốt thai kỳ, bạn sẽ có khoảng 10 – 15 lần khám thai. Nếu từng sinh con, bạn nên khám thai ít nhất khoảng 7 lần.

Lịch khám thai định kỳ

Theo Bộ Y tế, trong quá trình mang thai, người mẹ cần đi khám thai ít nhất 3 lần trong quá trình mang thai. Thời gian được chia làm 3 giai đoạn, 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối của thai kỳ. Được xem là khám thai đầy đủ nếu thai phụ khám đủ 7 lần (đối với thai phát triển bình thường), cụ thể:

Lịch khám thai lần 1 (6- 8 tuần tuổi)- Nhận diện sự hình thành của thai

Lịch khám thai lần đầu của chị em thường sau khi mất kinh từ 2-4 tuần. Khi đó thai kỳ đã được khoảng 6- 8 tuần. Lần khám thai này để kiểm tra xem thai phải có thực sự mang thai hay không? Thai nhi đã vào tử cung của người mẹ chưa? Đãã có tim thai chưa.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe chung của mẹ. Vì các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Cũng như chi tiết về những lần sinh và thụ thai trước đó, các vấn đề về sinh sản mà thai phụ từng gặp phải.

Người mẹ cũng sẽ được đo tử cung để làm cơ sở theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi. Đây cũng là thời điểm bác sĩ đưa ra dự báo về ngày sinh cho thai phụ. Bên cạnh đó, thai phụ cũng sẽ phải làm các xét nghiệm để xác định nhóm máu. Đếm hồng bạch cầu để xem thai phụ có bị thiếu máu hay có bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục hay không.

Làm thêm các xét nghiệm như Rubella, viêm gan, tiểu đường, xét nghiệm Pap để tìm ung thư cổ tử cung cho mẹ. Và tùy theo tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, người mẹ có thể sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác. Như để tầm soát bệnh tiểu đường hay những bệnh về di truyền.

Lịch khám thai quan trọng (11- 14 tuần tuổi)- Đo độ mờ da gáy

Lịch khám thai quan trọng chính là khi thai nhi được 11- 14 tuần tuổi. Bởi đây là khoảng thời gian bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy tốt nhất. Nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm. Gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành cho trẻ.

Siêu âm trong giai đoạn này thường được chỉ định siêu âm 3D- 4D. Để phát hiện một số dị tật như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi… Ngoài ra, người mẹ cũng có thể làm xét nghiệm Doule Test để tầm soát thêm các bất thường bẩm sinh khác của thai nhi. Đây là một mốc rất quan trọng của lịch khám thai định kỳ.

Lịch khám thai định kỳ lần 3 (16 tuần)- Để phát hiện thai suy dinh dưỡng

Lần tiếp theo của lịch khám thai định kỳ của chị em thường là khi thai nhi được 16 tuần tuổi. Ở lần khám này thai phụ sẽ được thăm khám như bình thường. Dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.

Qua theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của mẹ. Bác sĩ có thể phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung. Từ đó có thể tư vấn chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho các thai phụ.

Lịch khám thai chuẩn (22- 23 tuần)- Tầm soát dị tật bất thường ở thai nhi

Lịch khám thai chẩn ở mốc 22- 23 tuần là rất quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch. Cũng như dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v… Đều có thể phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ.

Đây cũng là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp. Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và không dẫn đến sinh non. Như khâu vòng cổ tử cung ở những bà mẹ bị hở eo tử cung, phẫu thuật bóc. Hoặc cắt khối u buồng trứng ở những bà mẹ có khối u buồng trứng.

Kiểm tra thai định kỳ khi thai 26 tuần

Kiểm tra định kỳ thai tuần thứ 26 siêu âm thai sẽ phát hiện ra bất thường của cả thai phụ và thai nhi. Thời điểm này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1. Đây là một mục không thể thiếu tronh lịch khám thai định kỳ cho chị em.

Tuần thứ 31- 32: Kiểm tra chuẩn đoán ngôi thai

Kiểm tra chuẩn đoán ngôi thai cho thai phụ sẽ được thực hiện vào tuần thứ 31- 32 của thai kỳ. Thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn ở thai nhi. Như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất.

Nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ,…

Từ đó có thể dự đoán được kỳ sinh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì. Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được. Và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sanh.

Xem thêm: Những điều cần biết khi mang thai để thai nhi khỏe mạnh.

Lịch khám thai cho bà bầu ( 36 tuần) – Dự đoán thời gian sinh nở

Lịch khám thai cho bà bầu ở tuần thứ 36 để được đón thời gian sinh nở. Cũng như theo dõi sự phát triển vào những tuần cuối cùng của thai nhi.

Bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm màu nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn. Và động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn. Thai nhi được đo tim thai và chuyển động thai.

Và bác sĩ sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh, cũng như sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng. Nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.

Sau lịch khám thai định kỳ thứ 7 này, thai phụ sẽ khám tiếp tùy theo chỉ định của bác sĩ. Và tình hình thai kỳ (2 tuần/lần hoặc 1 lần/tuần cho tới lúc sinh). Những lần khám thai cuối, bác sĩ thường chỉ khám thông thường, thử nước tiểu và siêu âm.

Chuẩn bị trước khi khám thai

Để việc khám thai diễn ra hiệu quả nhất, các mẹ có thể ghi sẵn những băn khoăn vào một quyển sổ trước khi gặp bác sĩ để tránh trường hợp bỏ sót một số vấn đề mà mình muốn hỏi. Ví dụ khi bạn muốn sử dụng một vài loại thuốc bổ hay trà thảo mộc nhưng không chắc có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không thì có thể mang theo tới gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường hay cảm thấy lo lắng về sức khỏe thì có thể đi khám ngay mà không cần đợi tới lịch hẹn kế tiếp.

Lưu ý đặc biệt mẹ bầu cần biết khi đi khám thai

– Các mẹ bầu nên chia sẻ hết với bác sĩ tất cả những lo lắng, thắc mắc hay những vấn đề khó chịu mà mình đang trải qua để giúp bác sĩ có thể chẩn đoán, tiên lượng chính xác hơn tình trạng hiện tại của thai kỳ.

– Khi lắng nghe bác sĩ tư vấn, cách tốt nhất là các mẹ nên ghi chép lại tránh trường hợp bỏ lỡ hoặc quên mất một số điểm quan trọng.

– Trung bình, mỗi người thai phụ có thể thăm khám khoảng 10 – 15 lần mỗi thai kỳ nên việc lựa chọn bác sĩ là điều hết sức quan trọng. Các mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin về cơ sở y tế để lựa chọn được những địa điểm uy tín, trách nhiệm.

Trên đây là những chia của chúng tôi về các khung thời gian khám thai định kỳ chuẩn của chuyên gia bác sĩ đề ra. Mong rằng những thông tin trên chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các mẹ bầu có cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của lịch khám thai định kỳ khi mang thai. Chúc các mẹ bầu có được sức khỏe và một thai kỳ khỏe mạnh và phát triển.

Các tìm kiếm liên quan đến Lịch khám thai định kỳ

lịch khám thai 3 tháng cuối

lịch khám thai xét nghiệm cần thiết

khám thai định kỳ ở đâu tốt

kinh nghiệm đi khám thai định kỳ

quy trinh kham thai

lịch khám thai 3 tháng đầu

các mốc siêu âm thai nhi quan trọng

lịch khám thai tháng cuối

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây