Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là triệu chứng mà nhiều phụ nữ mắc phải trước khoảng một hoặc hai tuần chu kỳ kinh của họ. Tuy nhiên đây là triệu chứng thường gặp mà 90% chị em phụ nữ đều biết họ bị một số triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Vậy hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Dấu hiệu sắp có kinh như thế nào? Cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt là (tên tiếng anh là PMS – Premenstrual Syndrome) là một loạt các triệu chứng về những thay đổi, rối loạn tâm sinh lý, hành vi của nữ giới khoảng thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt.
Theo số liệu thống kê, có đến 85-90% phụ nữ mắc phải hội chứng này ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Bệnh có đặc điểm là dễ bị kích thích, lo lắng, không ổn định về tình cảm, trầm cảm, phù, đau ngực, đau đầu. Bệnh xảy ra trong 7 đến 10 ngày trước và thường kết thúc vài giờ sau khi bắt đầu kinh nguyệt.
Hội chứng PMS tuy không nguy hiểm đến tính mạng chị em phụ nữ . Nhưng tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng về mặt thể chất, tinh thần. Ảnh hưởng đến cảm xúc, sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ.
Đối tượng nào dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ phụ nữ nào. Tuy nhiên, thường được ghi nhận nhiều ở phụ nữ từ 20-40 tuổi. Nhưng từ 40 tuổi trở lên, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn.
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm:
- Di truyền (có người thân trong gia đình đã từng gặp vấn đề với hội chứng này).
- Không tập thể dục rèn luyện sức khỏe;
- Chế độ ăn thiếu vitamin B6, canxi và magiê, sử dụng đồ uống có chứa cafein…
- Sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố nữ trước kỳ kinh (estrogen, progesterone) gây nên các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Những thay đổi về hóa chất trong não (serotonin). Không đủ lượng serotonin có thể góp phần gây trầm cảm tiền kinh nguyệt, cùng với đó là triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, lo lắng, bất an,..
Xem thêm: Thuốc uống ra kinh nguyệt : Top 7 loại thuốc tốt nhất hiện nay
Các nhận biết hội chứng tiền mãn kinh – Dấu hiệu sắp có kinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng tiền mãn kinh ở mỗi người thường không giống nhau. Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào khả năng chống chịu của cơ thể và nồng độ nội tiết tố của từng người.
Triệu chứng hội chứng tiền kinh gây rối loạn về mặt cảm xúc, bao gồm:
- Cảm giác phiền muộn
- Hay giận dữ
- Cáu gắt
- Cảm thấy lo ngại
- Hay nhầm lẫn
- Cảm thấy bị xã hội xa lánh
- Kém tập trung
- Mất ngủ
- Thường phải ngủ chợp mắt
- Thay đổi ham muốn tình dục
Các triệu chứng về thể chất liên quan đến tiền kinh nguyệt, bao gồm:
- Thay đổi cảm giác khát nước và thèm ăn
- Tăng tiết dịch âm đạo
- Ngực mềm
- Phù và tăng cân
- Đau đầu
- Sưng tay hoặc chân
- Đau nhức toàn thân
- Mệt mỏi
- Xuất hiện các vấn đề về da
- Xuất hiện các triệu chứng về tiêu hóa
- Đau bụng tiền kinh nguyệt
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đôi khi các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt biểu hiện rất nhẹ. Nên nhiều chị em không để ý và không hề phát hiện ra. Nhưng cũng có lúc, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng, và dữ dội, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Lời khuyên của bác sĩ: Khi các triệu chứng tiền kinh nguyệt làm cản trở các hoạt động hàng ngày hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của của chị em trong thời gian dài. Hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân, và có hướng khắc phục.
Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần và kết thúc khi ra máu kinh.
Tuy nhiên khoảng thời gian này chỉ ở mức tương đối. Ở một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài hoặc ngắn hơn so với thời gian trung bình.
Cách chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt
Các bác sĩ thường chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt dựa trên một số dấu hiệu như:
- Triệu chứng xuất hiện trong 5 ngày trước khi kỳ kinh và lặp lại ít nhất 2 chu kỳ liên tiếp.
- Triệu chứng kết thúc trong vòng 4 ngày sau khi bắt đầu có kinh nguyệt.
- Những tác động đến sinh hoạt, đời sống hàng ngày của bệnh nhân.
Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc thăm khám, của bác sĩ. Chị em nên theo dõi nguyệt san và ghi chú tất cả các triệu chứng trước khi đến khám. Để cung cấp thông tin để bác sĩ nắm được.
P/s: Hội chứng này không thể chẩn đoán thông qua việc xét nghiệm máu hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
Các biện pháp khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt
Theo các bác sĩ, hội chứng tiền kinh nguyệt thường không quá nghiêm trọng. Do đó, hoàn toàn có thể khắc phục được bằng thuốc hoặc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể như:
Một số biện pháp giảm hội chứng PMS tại nhà
Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt mà bạn gặp phải ở mức độ nhẹ và trung bình. Bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây, để giảm thiểu các tác động mà hội chứng này gây ra.
- Thư giãn và giảm căng thẳng
Trong trường hợp tiền kinh nguyệt bắt nguồn từ stress và căng thẳng kéo dài. Bạn cần áp dụng liệu pháp thư giãn nhằm cải thiện hội chứng này. Cụ thể như:
- Ngủ đủ giấc giúp đầu óc thư giãn. Tập thói quen đi ngủ đúng giờ (trước 23 giờ) và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày.
- Nếu bạn bị mất ngủ, khó ngủ, có thể uống một ly sữa ấm ít béo trước khi đi ngủ. Trong sữa giàu chất tryptophan, một loại axit amin làm tăng sản xuất serotonin giúp xoa dịu thần kinh để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Đọc sách hoặc xem phim nhằm thư giãn đầu óc.
- Chỉ nên làm việc trong khoảng 8 giờ đồng hồ, để cơ thể và đầu óc được thư giãn.
- Massage trước khi ngủ cũng là biện pháp làm giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
- Nên tâm sự và trò chuyện với bạn bè, người thân khi có vấn đề trong cuộc sống hoặc công việc.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến các triệu chứng do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra. Chính vì vậy, để giảm các triệu chứng khó chịu do hội chứng này gây ra, chị em nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
- Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate bao gồm: mì ống, ngũ cốc nguyên hạt (đậu lăng, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt,…), bánh mì,… giúp làm dịu cảm giác thèm ăn và các triệu chứng về mặt tinh thần như khó chịu, cáu gắt,…
- Thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, rau lá xanh,… cũng có vai trò cải thiện triệu chứng do PMS gây ra.
- Hạn chế các đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà,… và các thức uống chứa cồn như bia, rượu,…
- Giảm tiêu thụ muối, đường, chất béo và các loại gia vị cay nóng.
- Chia nhỏ các bữa ăn nhằm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, từ đó cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi,…
- Sử dụng các viên uống bổ sung
Như đã nói ở trên, PMS có thể xảy ra do thiếu hụt magie, canxi hoặc các thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, bạn có thể sử dụng các viên uống bổ sung nhằm cân bằng dưỡng chất trong cơ thể và làm giảm các triệu chứng do tiền kinh nguyệt gây ra.
Dưới đây là một số loại vitamin tốt cho chị em phụ nữ.
Viên uống Vitamin E: để giảm triệu chứng khó chịu trước chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể dùng 1 viên vitamin E mỗi ngày. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng giữ ẩm cho da và bảo vệ sức khỏe rất tốt.
Viên uống canxi: Nếu cơ thể thiếu hụt canxi, bạn có thể bổ sung khoảng 1.200mg canxi/ ngày để làm giảm triệu chứng trong thời gian tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, bổ sung canxi còn giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, đau nhức xương khớp và mệt mỏi.
Viên uống bổ sung magie: Magie có khả năng giảm sưng phù chân tay và cải thiện cảm xúc trước khi kinh nguyệt bắt đầu. Tuy nhiên, chị em không nên tùy ý sử dụng. Hãy gặp bác sĩ để được chỉ định liều lượng phù hợp.
- Cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt bằng cách tập thể dục
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc luyện tập đều đặn cũng có vai trò điều chỉnh nội tiết và làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Đồng thời, còn giúp tăng cường nhịp tim, ổn định nhịp thở và điều hòa nội tiết tố trong cơ thể. Hơn nữa, tập luyện thường xuyên còn tác động tích cực đến hệ thần kinh và tăng khả năng chống chịu của cơ thể.
Yoga, đi bộ, bơi lội,… là các bộ môn có khả năng làm giảm những triệu chứng do tiền kinh nguyệt gây ra
Xem thêm: [Chị em tham khảo] 10+ Bài thuốc nam điều hòa kinh nguyệt
Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Nếu chị em đã áp dụng nhiều cách để cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng không thấy cải thiện. Trong trường hợp hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị.
Các loại thuốc có thể được sử dụng:
- Thuốc giảm đau: có thể được sử dụng nhằm giảm cảm giác khó chịu và đau ở bụng, ngực,… Một số loại thuốc không steroid như Naproxen, Ibuprofen,…được bác sĩ kê đơn.
- Thuốc chống trầm cảm: Paroxetine, Fluoxetine, Sertraline,… là những loại thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin.
- Thuốc lợi tiểu: Trong trường hợp sưng phù nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc lợi tiểu để ngăn ngừa quá trình tích nước trong cơ thể.
- Viên uống bổ sung Estrogen và Progesterone: Với những trường hợp bị thiếu hụt hormone, bác sĩ có thể yêu cầu dùng viên uống bổ sung nội tiết. Tuy nhiên việc dùng nhóm thuốc này chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bác sĩ. Không tự ý dùng viên uống bổ sung Estrogen và Progesterone vì dễ gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc ngăn ngừa rụng trứng (thuốc tránh thai nội tiết tố): Loại thuốc này có thể ngăn quá trình rụng trứng, làm cân bằng nồng độ nội tiết trong cơ thể và cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán nản, thiếu tập trung,…
Lưu ý: Việc dùng thuốc để khắc phục tiền kinh nguyệt phải được bác sĩ thăm khám, và chỉ định. Chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để tự điều trị tại nhà.
Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, chị em đã hiểu hơn về hội chứng tiền kinh nguyệt. Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục nhằm giảm những tác động xấu đến sức khỏe.
Tìm kiếm có liên quan
- Hội chứng tiền kinh nguyệt ở trẻ
- Buồn nôn tiền kinh nguyệt
- Tiền kinh nguyệt và mang thai
- Hội chứng PMDD
- Hạn chế hội chứng tiền kinh nguyệt
- Trầm cảm trong kỳ kinh nguyệt
- Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
- Cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt