7+ Tác dụng của cây hương thảo không phải ai cũng biết

0
1235

Tác dụng của cây hương thảo đối với sức khỏe con người không phải a cũng biết. Như giải nhiệt, lợi tiểu, giảm sưng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, có hương thơm giúp tinh thần thoải mái,… Ngoài những công dụng đó ra tác dụng cây hương thảo là gì? Bài bài viết dưới đấy sẽ giúp mọi người tìm hiểu thật kỹ vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tổng quan về cây hương thảo

Cây hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus Officinalis. Và được mọi người thường gọi với các tên gọi khác nhu: Mê điệt hương, trạch lan. Cây thuộc họ hoa môi- Lamiaceae.

Hương thảo là loại cây nhỏ, thường cao từ 1- 2m, phân nhánh và mọc thành bụi. Lá nhiều, hẹp, hình dải, dai, có mép gập xuống, không cuống, màu xanh sẫm. Và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở mặt dưới.

Hoa xếp 2-10 ở các vòng lá, dài cỡ 1cm, màu lam nhạt hơi có màu hoa cà với những chấm tím ở phía trong các thuỳ. Toàn cây có mùi rất thơm.

Nơi sống và thu hái cây hương thảo chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Nam Âu châu, Tây Á và Bắc Phi trước đây. Cây được nhập trồng ở nước ta, tại một số tỉnh miền Trung và miền Nam.

Cây thường được trồng bằng cách giâm cành hay gieo hạt. Khi thu hoạch, dùng các ngọn cây có hoa, đem phơi hay sấy khô, đập lấy lá. Lá tươi được dùng làm gia vị.

Thành phần chính có trong cây hương thảo

Thành phần chính có trong cây hương thảo đó chính là tinh dầu và tanin. Trong thân cây cô có chứa đến có 0,5% tinh dầu, ở lá có 1,2 – 2% và ở hoa là 1,4%.

Các thành phần của tinh dầu gồm có:

  • Borneol
  • Terpen
  • Camphor
  • Acetat bornyl
  • Cineol
  • Caryophyllen
  • A-pinen.

Ngoài ra, trong cây hương thảo còn chứa các thành phần như choline, axit saponosid, glucosid không tan trong nước. Cũng như axit rosmarinic, romarinoside, romasidel, các axit hữu cơ như glyeeric, glycolic và citric khác.

Xem thêm: Cây cỏ mực: Những tác dụng thần kỳ trong điều trị bệnh

7+ Tác dụng cây hương thảo không phải ai cũng biết

Như đã chia sẻ ở trên cây hương thảo có rất nhiều tác dụng để chữa trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới dây là những tác dụng cây hương thảomà mọi người lên biết.

Công dụng của cây hương thảo trong ẩm thực

Hẳn chúng ta ai cũng biết rằng trên thế giới đặc biệt ưa chuộng hương thảo trong nấu nướng. Với các món chế biến từ thịt gà, cừu, bò hay cá không thể thiếu hương vị cay nồng tuyệt vời của lá gia vị này.

Trong lá cây hương thảo có mùi thơm rất đặc biệt, hơi hơi giống trà. Nhưng vị thì hơi giống hạt thông.

Ngoài ra để khử mùi hôi tanh của các loại thịt như: thịt lợn, thịt gà, thịt thỏ, thịt cừu, cá. Mọi người nên vò nát hương thảo lấy nước để rửa.

Khi sử dụng hương thảo để chế biến món ăn, mọi người có thể giã nhỏ, vò lá nếu có lá tươi. Nếu không có lá tươi thì dùng lá khô. Hương thảo hay dùng để hầm, ướp và nướng nên không nhất thiết phải là lá tươi.

Tác dụng chữa viêm loét miệng, viêm tuyến nước bọt

Một trong những tác dụng cây hương thảo đem lại đó chính là chữa viêm loét miệng, viêm tuyến nước bọt cho người bệnh.

Mọi người chỉ cần đun cây hương thảo với nước và lấy phần nước đó để súc miệng.

Súc miệng bằng nước hương thảo từ 1- 2 lần trong ngày. Bài thuốc này có thể giúp các vết loét miệng chóng lành và cải thiện tình trạng viêm tuyến nước bọt.

Điều trị mất ngủ, chán ăn và mệt mỏi cho phụ nữ sau sinh

Điều trị mất ngủ, chán ăn và mệt mỏi cho phụ nữ sau sinh cũng là tác dụng mà cây hương thảo đem lại.

Cần chuẩn bị:

  • 20g hương thảo
  • 20g mạch môn
  • 6g nhân trần
  • 10g ngải cứu
  • 4g rẻ quạt
  • 4g vỏ bưởi đào phơi khô.

Sau đó người bệnh cho vào các nguyên liệu trên vào sắc và đung với 550ml nước. Đun nhỏ lửa để thuốc ra nước và đun khi nào còn được 1 bát con thuốc thì dừng lại. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Dùng thuốc liên tục trong vòng 10 ngày.

Giúp giảm mụn nhọt sưng đau

Cây hương thảo còn có công dụng tuyệt vời trong việc giảm mụn nhọt sưng đau.

Mọi người cần chuẩn bị 50g lá hương thảo tươi. Giã lá hương thảo nhuyễn, nát. Sau đó đắp lá hương thảo vào vùng có mụn nhọt trong vòng 10- 15 phút.

Mỗi ngày, đắp thuốc 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Bài thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng viêm sưng, đau nhức của mụn nhọt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ áp dụng cho những mụn chưa lên mủ, để tránh áp xe.

Giải cảm nắng, giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa

Chữa cảm nắng bằng cây hương thảo rất đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị 100g lá hương thảo. Sau đó nấu canh lá hương thảo, ăn trong ngày. Nên ăn canh khi còn ấm nóng. Dùng liên tục trong vòng 3 ngày để giải cảm.

Còn với giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa, mọi người cần hái chọn cây hương thảo chưa ra hoa. Thái nhỏ, phơi khô. Hãm 20g hương thảo phơi khô với nước sôi. Uống nước hương thảo thay cho trà hàng ngày. Bài thuốc này giúp lợi tiểu, thận thải bỏ những chất độc, cơ thể thanh nhiệt và hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Chữa kinh nguyệt không đều, giảm đau bụng kinh với cây hương thảo

Tác dụng cây hương thảo với chị em phụ nữ không thể bỏ qua đó chính là chữa kinh nguyệt không đều và làm giảm đau bụng kinh.

Chị em cần chuẩn bị:

  • 20g hương thảo
  • 20g cỏ nhọ nồi
  • 20g ngải cứu
  • 20g ích mẫu
  • 20g củ gấu.

Sau đó phơi khô, tán nhỏ các nguyên liệu. Rây thành bột mịn và trộn lẫn vào nhau. Cho thêm vào bột một chút mật ong, vo thành viên nhỏ như hạt lạc.

Mỗi ngày uống thuốc 1 lần, mỗi lần dùng từ 15- 20 viên, trước khi đi ngủ. Dùng thuốc trong vòng 10- 15 ngày, trước chu kỳ kinh.

Chắc chắn rằng tình trạnh kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh ở chị em sẽ được cải thiện đáng kể.

Đuổi muỗi – Tác dụng tuyệt vời từ cây hương thảo

Đuổi muỗi có thể được ho là một trong những tác dụng tuyệt vời mà cây hương thảo đem lại.

Mọi người chỉ cần chuẩn bị một ít lá hương thảo tươi. Sau đó giã nát, đun sôi thật kỹ cùng nước sạch, sau đó cho vào chai xịt và sử dụng như nước xịt phòng.

Không chỉ muỗi mà những loại côn trùng khác cũng sợ mùi hương từ cây hương thảo. Và bằng cách này, căn phòng của giá đình bạn sẽ thơm ngát hương mà không cần đến hóa chất.

Xem thêm: 7+ Thông tin cần thiết về công dụng của cây cà gai leo

Lưu ý khi sử dụng cây hương thảo

Khi sử dụng cây hương thảo vào điều trị bệnh hay chế bến những món ăn hấp dẫn. Mọi người cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ nếu có ý định áp dụng các bài thuốc chế biến từ hương thảo. Các bài thuốc có thể sẽ phù hợp hoặc không tương tích với cơ địa và thể trạng của mỗi người. Do đó nếu tùy tiện dùng có thể khiến bệnh nhân gặp phải dị ứng.
  • Hiệu quả của các bài thuốc từ hương thảo thường đến chậm, do đó, người dùng thuốc cần kiên trì.
  • Nếu thấy thuốc không có hiệu quả khi sử dụng trong thời gian dài. Cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, dị ứng. Hãy tạm ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
  • Người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ cần thận trọng khi dùng các bài thuốc từ hương thảo. Hãy hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Các bài thuốc từ hương thảo chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Bệnh nhân không nên tự ý bỏ thuốc tây để chuyển hẳn sang dùng các bài thuốc từ hương thảo. Chỉ được phép bỏ thuốc tây khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng lá hương thảo quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, co thắt đường ruột,… Khi gặp phải tình trạng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được khắc phục.

Tóm lại, cây hương thảo là một loài thực vật thân thảo, có hương thơm và có nhiều dược tính đối với sức khỏe con người. Trong Đông y, người ta dùng lá và ngọn cây hương thảo để làm ra các bài thuốc thông tiểu, thuốc hỗ trợ tiêu hóa, thuốc chữa cảm nắng, mụn nhọt, rối loạn kinh nguyệt,… Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị, bệnh nhân cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây phần nào đã biết được tác dụng cây hương thảo là gì? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hãy để lại câu hỏi, số điện thoại TẠI ĐÂY. Chuyên gia tư vấn sẽ liên lạc và giải đáp miễn phí.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây