Cây cỏ mực là một trong những cây cỏ dại mọc hoan ở những nơi như: Cánh đồng, ven đường, ven bờ ruộng, vườn nhà… Nhưng loại cây này lại được coi như một loại thảo dược quý dùng để cầm máu, và có nhiều tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh các bệnh khác. Vậy công dụng của vị thuốc quý từ thiên nhiên này như thế nào? Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cây cỏ mực là gì?
Cây cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi, được biết đến là một loại cây mọc dại khắp các đồng quê Việt Nam. Những đặc điểm của cây cỏ mực cũng rất dễ nhận thấy, không quá khó khăn để tìm kiếm cây cỏ mực.
Là một loại cây thuộc họ nhà cúc Asteraceae, có tên khoa học là Eclipta alba Hassk. Sở dĩ cỏ mực được gọi bằng cái tên như vậy là vì khi vò nát, nước cây có màu đen như mực.
Đặc điểm nhận biết cây cỏ mực
Cỏ mực là loại cây cỏ sống một năm hoặc nhiều năm. Cây thường mọc thẳng đứng hoặc mọc bò với chiều cao trung bình từ 0.2- 0.4m, thậm chí có cây cao đến 0.8m. Có thể nhận biết cây cỏ mực thông qua những đặc điểm nhận dạng sau:
- Thân cây có màu lục nhạt hoặc nâu, hơi đỏ tía và có lông thưa
- Lá mọc đối, gần như không có cuống. Hai mặt lá có lông và các phiến lá hẹp và dài khoảng 2.5cm x 1.2cm
- Hoa có màu trắng, hình đầu và mọc ở ngọn thân hoặc kẽ hở lá. Thông thường, hoa gồm hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái nằm ở ngoài
- Quả bế có hình dẹt hoặc cụt đầu, thường có 3 cạnh màu đen dài khoảng 3mm x 1.5cm (rộng)
Thành phần chính của cây cỏ mực
Thành phần chính trong cây cỏ mực bao gồm: Có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Trong cây cỏ mực còn có chứa chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.
Cây cỏ mực cũng giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin. Chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm. Cỏ mực không gây tăng huyết áp, không làm giãn mạch, không độc.
Xem thêm: 7+ Thông tin cần thiết về công dụng của cây cà gai leo
Tác dụng từ cây cỏ mực
Cây cỏ mực có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, nên được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là những bài thuốc hay chữa bệnh từ cỏ mực mà mọi người có thể tham khảo.
Cây cỏ mực trị các bệnh về máu, bồi bổ cơ thể
Một trong những tác dụng tuyệt vời mà cây cỏ mực đem lại đó chính là giúp trị các bệnh về máu, bổi bổ cơ thể.
Dùng cây cỏ mực để cầm máu, mọi người nên giã nát cây cỏ mực. Sau đó đắp trực tiếp lên vết thương khi bị chảy máu. Lưu ý chỉ nên áp dụng với các vết thương nhỏ, với những vết thương lớn phải tiến hành sát trùng, rửa vết thương cẩn thận.
Với những người thường xuyên bị chảy máu cam nên áp dụng bài thuốc sau:
- 20g cỏ mực
- 20g hoa hòe
- 16g cam thảo
Người bệnh sắc lấy nước uống mỗi ngày, có thể chia thành nhiều bận uống trong ngày sẽ giúp làm giảm tình trạng chảy máu cam.
Cây nhọ nồi cũng có tác dụng chữa bệnh rong kinh ở phụ nữ. Để chữa bệnh rong kinh, chị em chỉ cần lấy cỏ mực rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Hoặc cũng có thể lấy cỏ mực khô sắc lấy nước uống. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 1 chén nhỏ. Sau vài ngày chị em sẽ thấy tình trạng rong kinh biến mất.
Để cải thiện tình trạng cơ thể suy nhược, ăn không ngon. Mọi người có thể sử dụng cỏ mực kết hợp với mần thầu, gừng khô và sắc với 3 chén nước dừa nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.
Bài thuốc chữa viêm họng, sốt cao, sốt phát ban từ cây nhọ nồi
Khi bị viêm họng với các biểu hiện như đau họng, đau rát khi nuốt, họng bị sưng. Người bệnh có thể sử dụng cây nhọ nồi để điều trị.
Chuẩn bị:
- 20g nhọ nồi
- 20g bồ công anh
- 6g kim ngân hoa, cam thảo
- 12 củ rẻ quạt
Sau đó dắc với khoảng 300ml nước và uống liên tục đến khi khỏi bệnh. Thông thường sau 3 – 5 ngày, cảm giác đau rát cổ họng sẽ biến mất.
Với những người bệnh không thể dùng kháng sinh hay với trẻ nhỏ thì bài thuốc sử dụng cây nhọ nồi để hạ sốt là mẹo chữa bệnh hay mà các mẹ nên bỏ túi cho mình.
Cần chuẩn bị 20g cỏ mực, sài đất, củ sắn dây, 16g cam thảo, cây cối xay, 12g ké đầu ngựa và sắc lấy nước uống. Hoặc chỉ cần chuẩn bị cỏ mực, sắn dây, cam thảo và sài đất cũng mang lại hiệu quả hạ sốt tốt. Mỗi ngày uống 1 thang sẽ giúp giảm sốt cao, điều trị bệnh cảm hiệu quả.
Bài thuốc chữa sốt phát ban từ cây nhọ nồi cũng được nhiều người biết đến và áp dụng.
Cần chuẩn bị các loại thảo dược sau: cỏ mực, rau sam, mạch môn, sài đất, huyết sâm sắc lấy nước uống. Hoặc chỉ cần sử dụng trực tiếp cỏ mực sắc lấy nước uống cũng giúp điều trị dứt điểm sốt phát ban.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh cũng cần lưu ý tránh gió để tránh bệnh nặng thêm.
Chữa nổi mề đay nhờ cây cỏ mực
Chữa nổi mề đay nhờ cây cỏ mực là một trong những tác dụng tốt của cây mà người bệnh nên biết.
Mọi người chỉ cần chuẩn bị một nắm lá nhọ nồi, lá khế, rau diếp cá, dưa chuột, lá nhài và lá huyết dụ. Rửa sạch các loại lá này, có thể ngâm với nước muối loãng để làm sạch hoàn toàn chất bẩn. Giã lấy nước uống hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay.
Thực hiện khoảng 2- 3 lần, người bệnh sẽ thấy tình trạng các vết mề đay biến mất hoàn toàn.
Các bài thuốc chữa bệnh khác
Cây nhọ nồi còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu ở ngoài da, giúp làm đen tóc. Thành phần Saponin có trong cỏ mực giúp làm sạch tóc, chăm sóc tóc chắc khỏe, chắc mượt và đen bóng. Do đó, sử dụng cỏ mực thường xuyên sẽ giúp tóc suôn mượt, da dẻ mịn màng hơn. Uống nước sắc từ cây nhọ nồi cũng có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, tốt cho hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn.
Ngoài ra, dân gian cũng có bài thuốc sử dụng cây nhọ nồi để chữa bệnh trĩ. Người bệnh chỉ cần dùng một nắm cỏ mực , rửa sạch, giã nhuyễn, hòa cùng chén rượu nóng và chắt lấy nước trong để uống. Có thể kết hợp đắp phần bã lên hậu môn để mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh hơn. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đắp.
Bên cạnh đó còn có các bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi khác như: Bài thuốc chữa viêm xoang, bài thuốc chữa bệnh gout… Như vậy, cây nhọ nồi có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Dù chỉ là một loại cỏ mọc hoang nhưng nó lại thực sự có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mọi người cũng có thể tham khảo thêm các bài thuốc khác từ các phòng khám, bác sĩ Đông y.
Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực
Khi mọi người sử dụng cây cỏ mực trong điều trị bệnh, cần chú ý một số điều sau đây:
- Cây cỏ mực không nên dùng với người hư hàn tiêu chảy. Vì có tính hàn nên có thể gây tiêu chảy, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì rất dễ gây băng huyết thai và sẩy thai.
- Với trẻ nhỏ chỉ nên đắp lá cỏ mực, không nên cho trẻ uống nước. Để đảm bảo vô trùng cho hệ miễn dịch của trẻ.
- Đồng thời, không nên tự ý kết hợp các loại thảo dược với nhau. Để tránh trường hợp ngộ độc hay khắc tính.
Hy vọng rằng với những thông tin bên trên đã giúp mọi người có thêm thông tin về cây cỏ mực- vị thuốc quý từ thiên nhiên. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào cần sự trợ giúp. Hãy để lại câu hỏi, số điện thoại TẠI ĐÂY, chuyên gia tư vấn sẽ liên lạc và giải đáp miễn phí.