Mụn cóc là gì? Nguyên nhân dẫn đến mụn cóc? Cách điều trị mụn cóc như thế nào hiệu quả? Hình ảnh mụn cóc…tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết này. Hãy cùng healthvn247 tìm hiểu rõ hơn nhé.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc (mụn cơm) là một khối u lành tính, có kích thước từ 2mm – 2cm và đôi khi có thể tự khỏi biến mất sau một thời gian. Tất cả các mụn cóc là do papillomavirus ở người (HPV) gây ra và sẽ lây lan qua tiếp xúc thông thường.
Mụn cóc không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó gây mất thẩm mỹ trên bề mặt da, chúng thường có màu trùng với màu da nhưng cũng có thể có màu đen, nâu hoặc xám đục. Loại mụn này thường mọc trên da bàn tay, bàn chân với các vị trí như trên mu, ngón hoặc móng.
Mụn có khá nhiều loại khác nhau và được chia thành hai dạng thường gặp:
- Mụn cóc thông thường: Là những cục sần nhô lên khỏi da, sần sùi. Mụn thường mọc ở ở dưới lòng bàn chân, trên ngón tay, dưới móng chân…khi chạm có cảm giác đau nhói.
- Mụn cóc phẳng: Là mụn chỉ hơi nhô lên bề mặt da, phải nhìn và sờ kỹ mới phát hiện được. Mụn lây lan nhanh có khi đến hàng chục, hàng trăm cái mọc trên da và thành vệt dài. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt và cổ.
Theo thống kê có hơn 40% dân số gặp phải tình trạng này. Trong đó có tới 33% là tẻ em và thanh thiếu niên bị mụn cóc. Đối với người lên thì chỉ chiếm khoảng 3 – 5%. Điều này chứng tỏ, tỷ lệ bị nổi mụn cóc ở trẻ em và thanh thiếu niên cao hơn so với người trưởng thành.
Nguyên nhân gây ra mụn cóc?
Nguyên nhân gây nổi mụn cóc bắt nguồn từ từ virus HPV xâm nhập qua da từ các vết cắt nhỏ. Khi vào trong cơ thể, chúng làm cho lớp da bên ngoài trở nên dày, cứng hơn. Từ đó hình thành nên các nốt mụn cóc sần sùi trên da.
Virus chủ yếu lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với da, nhưng bên cạnh đó chúng có thể lây lan qua các vật mà người bệnh tiếp xúc như: dao cạo, khăn tắm. Vì vậy, cần tránh dùng chung đồ với người mắc bệnh để hạn chế lây lan!
Ngoài ra, một số đối tượng sau đây là sẽ có nguy cơ mắc mụn cóc cao người bình thường, bao gồm:
- Những người làm việc với thịt sống, ví dụ như ở cửa hàng bán thịt hoặc lò mổ.
- Trẻ em và thanh thiếu niên thường sử dụng vòi sen chung, chẳng hạn như sau khi chơi thể thao hoặc ở hồ bơi.
- Những người có thành viên gia đình bị mụn cóc.
- Học sinh có nhiều bạn cùng lớp bị mụn cóc.
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu: đặc biệt là người lớn và trẻ em đã được cấy ghép nội tạng hoặc những người mắc bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc AIDS.
- Những người bị bệnh dị ứng như bệnh chàm .
- Vệ sinh chân tay không sạch, bị trầy xước, có thói quen cắn móng tay và hay đi chân đất.
- Viêm nhiễm âm đạo hoặc mắc các bệnh hoa liễu.
- Sử dụng cách trị mụn sai cách dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Rối loạn chức năng chuyển hóa.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách.
- Hệ thần kinh bị suy nhược.
Cách giảm nguy cơ lây lan mụn cóc
Đôi khi mụn cóc sẽ quay trở lại nhanh do nốt “mụn mẹ” đã phát tán virus và tạo các “mụn con” ở xung quanh. Mụn cóc con có kích thước quá nhỏ nên không thể phát hiện được khi điều trị. Vì vậy, nên chữa mụn cóc sớm ngay khi vừa phát hiện để tránh hiện tượng tự lây nhiễm như trên.
Một số trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị mụn cóc mẹ vài tuần thì những mụn cóc con cũng tự biến mất mà không cần can thiệp.
Người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây để tránh lây lan cũng như tái phát sau khi điều trị mụn cóc:
- Không gãi, dùng dao lam rạch, cạo hoặc kim châm khu vực có mụn để tránh nhiễm trùng và lây lan virus;
- Không dùng chung dụng cụ cắt móng tay, tốt nhất là sử dụng đồ cá nhân riêng để tránh lây nhiễm mụn cóc
- Giữ khu vực có mụn (như bàn tay, chân, …) khô ráo vì mụn cóc khó kiểm soát trong môi trường ẩm ướt;
- Rửa tay kỹ sau khi chạm vào mụn cóc;
- Tuân thủ lời dặn dò của bác sĩ sau điều trị;
- Tự theo dõi nốt mụn hằng ngày trong 2 – 4 tuần để phát hiện kịp thời dấu hiệu tái phát. Nếu có, cần điều trị lại càng nhanh càng tốt, ngăn chặn tái phát trước khi virus HPV lây nhiễm ra những vùng da lân cận;
- Nhờ bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng vắc-xin HPV để giúp ngăn ngừa mụn cóc và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác cũng do virus này gây ra.
Xem thêm: [Mẹo hay] 10+ Cách điều trị mụn thịt ở mắt, mặt, cổ bằng dân gian
12+ Cách trị mụn cóc ở tay, chân tại nhà hiệu quả
Để ngăn chặn được mụn cóc hiệu quả, nhiều người đã mất rất nhiều thời gian và sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc bằng dân gian được truyền miệng mang đên hiệu quả cao. Nếu bạn chưa áp dụng thì hãy thử áp dụng một trong số những phương pháp dưới đây nhé!
1. Trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi
Trong y học, tỏi là “ thần dược” điều trị các bệnh ngoài da cực hữu hiệu. Trong đó đáng kể nhất là khả năng kháng vi khuẩn, diệt nấm bên ngoài da. Sở dĩ tỏi tươi có công dụng kháng khuẩn, trị nấm cao là đều nhờ trong tỏi có chứa chất Allicin.
Allicin được chứng minh là thành phần kháng sinh mạnh bằng 1/5 penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Có công dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với các tụ cầu khuẩn, thương hàn, phó thương hàn, nấm độc, một số loại siêu vi trùng.
Do đó, tỏi cũng sẽ giúp diệt trừ vi khuẩn HPV gây nên mụn cóc mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tỏi còn là mẹo chữa hóc xương cá cực hữu hiệu mà có thể bạn chưa biết dến đấy!
Cụ thể:
- Sử dụng 2-3 tép tỏi tươi, lột vỏ.
- Giã nát tép tỏi rồi dùng nước cất và tép tỏi đắp lên vùng da bị mụn cóc.
- Giữ nguyên trạng thái đó trong vòng 2-3 giờ rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Duy trì thực hiện hằng ngày trong khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy nốt mụn biến mất dần.
2. Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô
Trong nước ta đặc biệt là Đông Y, cây tía tô là một loại thảo dược điều trị được nhiều căn bệnh. Sở dĩ sở hữu nhiều công dụng trị bệnh là bởi tía tô chứa nhiều khoáng chất rất quan trọng như: C, Ca, A, Fe cùng các vitamin. Đặc biệt trong lá tía tô có chứa hàm lượng lớn chất Perila Aldehyde cùng Limonene. Chúng sẽ gây ức chế những tác động của vi khuẩn, vi rút HPV gây mụn cóc ở da.
Nguyên liệu: Nắm lá tía tô tươi, chày cối hoặc máy xay.
Thực hiện trị mụn cóc:
- Lá tía tô rửa sạch, sau đó cho vào cối để giã nát, hoặc dùng máy xay nhỏ.
- Dùng lá tía tô giã nát để đắp lên vùng da bị mụn cóc rồi dùng băng hoặc vải để cố định lại. Hoặc lọc tách lấy nước rồi dùng tăm bông để chấm lên nốt mụn cóc.
Áp dụng cách trị mụn cóc bằng lá tía tô này qua đêm, sáng sớm làm sạch da. Kiên trì thực hiện trong vòng 1-2 tuần đảm bảo mụn cóc sẽ biến mất không dấu vết.
3. Điều trị mụn cóc tại nhà bằng nước ép dứa
Mặc dù chưa có dữ liệu khoa học chứng minh, tuy nhiên phương thuốc này cũng có thể phát huy hiệu quả loại bỏ mụn cóc ở mặt cho một số người. Nước ép dứa có chứa các enzyme đốt cháy mụn cóc khi sử dụng hàng ngày trong vòng vài tuần. Bạn nên thử thấm nước ép dứa vào một miếng bông gòn và áp trực tiếp lên mụn cóc trước khi đi ngủ mỗi đêm, liên tục trong vài tuần đến khi nhận thấy kết quả.
Lưu ý khi điều trị mụn cóc tại nhà:
- Không được tự chữa ở khu vực gần vùng mắt hoặc trong mũi;
- Không sử dụng axit salicylic lên mặt hoặc cổ vì làn da ở đây rất nhạy cảm, có thể bị chất này đốt cháy;
- Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước và hết sức thận trọng khi áp dụng bất kỳ biện pháp khắc phục tại nhà nào;
- Nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc bị sưng tấy đỏ mụn cóc khi điều trị tại nhà, nên ngừng sử dụng và hỏi bác sĩ về một liệu trình điều trị thay thế khác.
4. Cách trị mụn cóc bằng trái nhàu
Trái nhàu là loại quả có màu vàng xanh với hình dáng xấu xí, thường xuất hiện ở miền nam nước ta. Nếu sử dụng đúng cách, trái nhàu có thể mang lại cho sức khỏe con người nhiều lợi ích như hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh, tăng khả năng chống viêm,….
Trong đông y, nhiều thầy thuốc dùng loại quả này để điều trị mụn cóc. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm và không gây tác dụng phụ.
Các bạn có thể tham khảo cách thức như sau:
- Chuẩn bị 1 trái nhàu chín, rửa thật sạch.
- Cắt bỏ phần hạt, giữ lại phần ruột.
- Thoa phần ruột lên vùng da mọc mụn cóc.
- Dùng khăn tay hoặc miếng vải nhỏ băng lại rồi để qua đêm.
- Rửa sạch lại với nước ấm vào sáng hôm sau.
- Kiên trì áp dụng biện pháp này trong 5 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
5. Cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối xanh
Một cái tên khác sắp được xướng tên trong danh sách các cách trị mụn cóc nhanh nhất tại nhà là vỏ chuối. Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn sẽ cảm thấy lạ với cách trị mụn cóc này đúng không? Bởi vì thành trong vỏ chuối sao lại có thành phần giúp trị mụn cóc được chứ? Thế nhưng, chuối là cũng là mẹo trị mụn cóc dân gian hiệu quả không kém gì tỏi đâu nhé!
Theo một nghiên cứu cho thấy trong vỏ chuối có hoạt tính kháng khuẩn cao. Để giải thích cho việc này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng là bên trong vỏ chuối chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như flavonoid, tannin, phlobatannin, alkaloids, glycoside và terpenoids.
Đây đều là những hợp chất được báo cáo là có tính dược lý, kháng khuẩn và chống viêm cao. Do đó chuối hoàn toàn thích hợp để trở thành cách trị mụn cóc hiệu quả mà bạn nên thực hiện.
Nguyên liệu: 1 quả chuối tiêu xanh, tách lấy vỏ.
Thực hiện trị mụn cóc:
- Dùng vỏ chuối xanh, cắt thành từng mảnh nhỏ rồi lần lượt chà xát vào nốt mụn. Nhớ vệ sinh nốt mụn trước khi thực hiện. Nên chà trong vòng 5 phút để các chất trong vỏ chuối được len lỏi vào lõi mụn.
- Lưu ý: chà từng mảnh chuối cho đến khi vỏ chuối bị bào mòn thì thay đổi bằng mảnh khác. Thực hiện trong vòng 2- 3 tuần để điều trị mụn đạt hiệu quả cao.
6. Mẹo trị mụn cóc tại nhà với quả sung
Quả sung được biết đến với khả năng kháng viêm, chống khuẩn, diệt virus hiệu quả. Ngoài ra, quả sung còn hạn chế sự nhiễm trùng, ức chế quá trình gây viêm. Nhờ đó, quả sung được dùng phổ biến để điều trị mụn cóc tại nhà. Cách làm cụ thể như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2-3 quả sung tươi.
- Cắt đôi quả sung, chắt lấy phần nước cốt.
- Dùng tăm bông thấm nhẹ phần nước rồi thoa lên nốt mụn cóc.
- Giữ nguyên trạng thái đó trong vòng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Kiên trì thực hiện hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
7. Giấm táo
Sử dụng giấm táo pha loãng với nước là một trong những mẹo điều trị mụn cóc đơn giản tại nhà. Bởi vì, trong nguyên liệu này chứa nhiều acid malic, acid lactic, acid salicylic,… có khả năng ăn mòn các nốt mụn, ngăn chặn sự lây lan của HPV.
Khi tiếp xúc với acid có trong giấm, làn da có thể bị kích ứng hoặc nặng hơn là bỏng hóa chất. Vì vậy, bạn nên pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 2 : 1. Sau đó, dùng bông y tế thấm vào dung dịch vừa pha được bôi trực tiếp lên nốt mụn và băng kín trong vòng 3 – 4 giờ rồi mới tháo ra.
Để bệnh nhanh lành, bạn nên bôi giấm táo đều đặn mỗi ngày. Trong trường hợp, vùng da có vết thương hở thì tuyệt đối không điều trị mụn cóc bằng cách này.
8. Chữa trị mụn cóc hiệu quả từ khoai tây tươi
Mọi người thường bỏ khoai tây tươi mọc mầm vì chúng chứa Ancaloit có hại cho sức khỏe nếu được chế biến thành thức ăn. Tuy nhiên, thành phần này lại có công dụng diệt virus HPV, nguyên nhân gây mụn cóc.
Cách điều trị:
- Lấy vải ẩm bọc khoai tây tươi lại và bỏ ở nơi ẩm thấp cho nảy mầm.
- Khi khoai tây nảy mầm được 2 – 3 cm thì cắt lấy phần mầm đó và giã nát.
- Lấy cả nước và bã của mầm đắp lên nốt mụn cóc.
- Để yên khoảng 1 giờ, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi ngày để nhận kết quả tốt.
9. Dán băng keo
Cách trị mụn cóc bằng băng keo mặc dù chưa được kiểm chứng là thực sự mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Tuy nhiên cách này ít nhiều cũng mang đến kết quả tích cực nhưng thời gian điều trị tương đối dài.
Trước khi thực hiện cách trị mụn cóc bằng keo, bạn cần vệ sinh vùng da bị mụn cóc thật sạch sẽ. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện bạn cũng nên giữ vệ sinh tránh việc nhiễm trùng gây lở loét.
Ngoài ra, sau khi dán băng keo, bạn nên rửa tay bằng xà phòng. Điều đó giúp ngăn chặn sự lây lan mụn các sang các vùng da khác.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa thật sạch vùng da bị mụn cóc.
- Để da khô hoàn toàn.
- Dán băng dính lên mụn cóc ( lưu ý dán vừa đủ che mụn cóc).
- Để nguyên băng dính trên da trong khoảng 6 ngày.
- Bóc băng dính vào cuối ngày thứ 6.
- Ngâm mụn cóc trong nước ấm 1 phút.
- Nhẹ nhàng loại bỏ mụn cóc bằng dũa móng tay, đá bọt hoặc một vài vật liệu mài mòn khác.
- Để mụn cóc hở vào đêm thứ 6 và dán lại vào sáng hôm sau.
- Lặp lại các bước trên đến khi mụn cóc biến mất.
10. Trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu và cồn 90 độ
Đây là cách trị mụn cóc không dành cho người không chịu được đau, nhưng kết quả thu lại rất đáng kinh ngạc. Bạn cần chuẩn bị kim khâu, bấm móng tay hoặc dao lam. Cồn sát trùng 90 độ hoặc nước muối và vôi ăn trầu. Bắt đầu thực hiện các bước sau:
- Sát khuẩn kim khâu/bấm móng tay/ dao lam bằng cồn 90 độ. Sau đó đun vật dụng này trong nước sôi để làm sạch dụng cụ. Đây là bước cần thiết tránh để nhiễm trùng.
- Làm sạch da ở khu vực mụn cóc bằng cồn hoặc nước muối sinh lý. Sau đó dùng bấm móng tay cắt tỉa xung quanh phần da bị mụn cóc. Phần da này sẽ không đau bởi chúng bị sần cứng do mụn cóc để lại.
- Sau đó dùng nước vôi bôi trực tiếp vào nhân mụn cóc, bạn sẽ cảm thấy rất sót vì vôi đang thực hiện quá trình kháng khuẩn, diệt virus. Cuối cùng, băng chỗ mụn cóc và vôi lại bằng bông y tế và để đến khi thật khô rồi mới tháo ra và rửa sạch với nước.
11. Trị mụn cóc tại nhà bằng nha đam
Nha đam là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong công cuộc làm đẹp. Ở nha đam có chứa nhiều hàm lượng Axit malic giúp kháng khuẩn, lọc sạch các da chết, hiệu quả trong việc diệt các nốt mụn cóc.
Cách điều trị:
- Gọt sạch vỏ nha đam, rửa sạch thịt nha đam cho hết lớp nhựa vàng và xay nhuyễn.
- Sau đó, đắp lên vùng da bị mọc mụn cóc và để yên 30 – 60 phút.
- Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước mát.
- Thực hiện cách này liên tục mỗi ngày 2 lần để nhận thấy hiệu quả nhé.
12. Trị mụn cóc bằng vôi và xà phòng
Với hỗn hợp và phương pháp này bạn cần lưu ý. Bạn phải cảm nhận được độ xót khi áp dụng, nếu không xót thì không hiệu quả và mụn có khả năng tái phát lại. Nếu bạn thực hiện cách trị mụn cóc này, thì các mụn con xung quanh sẽ dần biến mất.
- Đầu tiên bạn lấy một ít xà phòng trộn với vôi ăn trầu theo tỉ lệ bằng nhau. Sau đó vo tròn hỗn hợp thành một hạt nhỏ bằng với mụn cóc của bạn rồi đặt lên mụn cóc xuất hiện đầu tiên còn được gọi là mụn cóc cái và sau đó để khô tự nhiên.
- Hỗn hợp này sẽ làm mụn cóc loét ra từ từ cho đến khi chỉ còn là 1 lỗ nhỏ. Sau khi hỗn hợp khô lại khoảng 7-10 phút thì bạn lau đi, chấm thuốc đỏ lên nốt lỗ nhỏ trên mụn cóc và chờ khô sạch để tránh bị nhiễm khuẩn.
13. Cách trị mụn cóc bằng nước miếng
Nghe có vẻ không thuyết phục nhưng phương pháp trị mụn cóc bằng nước miếng thật sự hiệu quả đối với những mụn cóc khó chịu. Trong nước miếng của người sẽ có rất nhiều thành phần khác nhau. Trong đó có những thành phần kháng khuẩn như hydrogen peroxide, thoycyanate và igA.
Xem thêm: Bí quyết trị mụn cám với 15 phương pháp dân gian ít người biết
Một số điều cần lưu ý khi trị mụn cơm
- Bạn có thể lây lan mụn sang các bộ phận khác trên cơ thể và người khác. Không nên sử dụng bất cứ đồ vật nào chà xát lên nốt mụn.
- Không cố gắng điều trị mụn cóc ở bàn chân nếu bạn bị tiểu đường. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được chữa trị. Bệnh tiểu đường có thể gây mất cảm giác ở bàn chân. Vì vậy bạn có thể dễ dàng tự làm mình bị thương khi trị mụn cóc.
- Không cố gắng loại bỏ mụn cóc trên mặt hoặc những bộ phận nhạy cảm khác trên cơ thể (chẳng hạn như bộ phận sinh dục, miệng hoặc lỗ mũi) bằng các phương pháp điều trị tại nhà.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung nhiều vitamin A, E,C, hạn chế những thực phẩm cay nóng, trứng gà, rau muống, uổng đủ 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Những phương pháp điều trị mụn cóc tại nhà mang lại hiệu quả tương đối chậm, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng mới nhận thấy kết quả.
- Chăm sóc và vệ sinh làn da sạch sẽ mỗi ngày.
- Bảo vệ làn da bằng cách chống nắng, bụi bẩn, tránh trường hợp da bị viêm nhiễm trong quá trình điều trị.
Để tình trạng mụn được cải thiện rõ rệt từ trong ra ngoài. Bạn cũng nên tham khảo các ý kiến từ những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực làm đẹp. Bổ sung các vitamin và khoáng chất nào để hỗ trợ hiệu quả hơn trong điều trị mụn. Với những chia sẻ ở trên của healthvn247 sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.